Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Thuộc xã Hương Phong, huyện Hương Trà, Cồn Tè là một phần của vùng đầm phá Tam Giang – Huế. Từ ngày Cầu - Đập Thảo Long được đưa vào sử dụng, nơi đây trở thành điểm tham quan nổi bật được đông đảo du khách biết đến. Đến thăm Cồn Tè vào buổi chiều tháng 9 trước khi mùa mưa bão là khoảng thời gian lý tưởng để thức không gian yên bình và  nơi đây.

Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Những đứa trẻ tinh nghịch trên sông nước
 
Men theo Quốc lộ 49 hướng về Biển Thuận An Sau đó rẽ qua cầu Tam Giang, rẽ phải dọc theo con đường giữa những cánh đồng lúa, Cồn tè hiện ra trước mắt bạn với khung cảnh hoang sơ và yên bình. Trải dọc đường đến Cồn Tè là khung cảnh vừa thanh bình lại rất đỗi quen thuộc của làng quê Việt Nam với bờ đê, con đò, những đàn dê gặm cỏ chậm rãi bên đầm phá Tam Giang mát mẻ.

Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Khung cảnh nước trời như hòa quyện vào nhau
 
Quang cảnh ngập tràn một màu xanh trong ngút ngàn của bầu trời và của mặt nước cùng hòa quyện vào nhau. Mặt nước vỗ nhẹ xô hàng ngàn con sóng nhỏ lăn tăn tạo nên một khung cảnh yên bình thư thái. Những đám mây bồng bềnh càng làm cho bầu trời mùa thu càng thêm xanh trong hơn.
Đứng trước cảnh sắc giao hòa của mặt nước và mây trời sẽ khiến bạn trở nên thích thú đến nỗi không thốt nên lời. Nơi đây được xem là vành đai trú ẩn của ấu trùng thủy sản vùng nước lợ nên mảnh đất này trông giống một khu bảo tàng  sống thu nhỏ. Khi thủy triều rút, bên những lạch nước con con là dải đất nâu ngăn cách giữa các vùng nước trên mặt đầm


Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Những con thuyền neo đậu bên bờ phá Tam Giang
 
Là nơi giao nhau của những con nước trước khi đổ về của biển Thuận An nên nước ở đây đặc biệt trong và xanh, những mỏm đá với chit chít những con hàu làm tổ . Ngoài diện tích mặt nước,ở đây có cả những khu rừng ngập mặn với rừng đước được người dân trồng để chống lại lụt bão, các loại cây ngập mặn gồm bần, sú, mắm và đước được đưa vào trồng ở Cồn Tè thông qua dự án "Thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước cấp cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên - Huế" do Tổng cục Hợp tác và và phát triển Hà Lan (CSRD) tài trợ.

Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Người dân sinh hoạt trên sông nước Tam Giang
 
 Dù được trồng với mục đích ban đầu là chống biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường nhưng chính những loài cây này đã góp phần tạo nên cảnh sắc tuyệt vời cho nơi đây, những cánh rừng cây ngập mặn đứng sừng sững giữa một khoảng rộng mênh mông giữa vùng nước nổi là một khung cảnh đẹp cho những ai yêu thích không khí trong lành, thư thái và yên bình.
 
Chiều chiều khi hoàng hôn buông xuống cũng là lúc những người dân đi thả vó tôm , cá ở các lạch nước xung quanh các bờ bãi ở khu vực Cồn Tè. Những người dân nơi đây vốn sống bằng nghề chài lưới, ngoài việc khoanh vùng mặt nước phục vụ cho việc nuôi tôm cá và các loại thủy sinh của những hộ có điều kiện thì những người dân nghèo khác vẫn phải chèo thuyền thả vó bắt tôm cá một cách thủ công.

Một thoáng Cồn Tè, Phá Tam Giang

Khung cảnh bình yên, thơ mộng lúc hoàn hôn
 
Đến với nơi đây bạn sẽ được đắm mình trong không gian thư thái, yên bình đặc trưng của làng quê Việt Nam, hiện nay Cồn Tè, Phá Tam Giang là một điểm đến mới mẻ còn nhiều nét hoang sơ, rất phù hợp cho những chuyến du lịch bui, du lịch gia đình và bạn bè. Đây cũng là một trong những điểm đến thú vị khi có dịp ghé thăm miền trung Việt Nam.
>>>Xem thêm điểm nhấn du lịch Đà Nẵng về đêm