Xin gần 20 visa và rong ruổi khắp các miền châu Âu – châu Á, từng nhiều lần được người bản xứ cưu mang, suýt bị cảnh sát bắt, đến gần biên giới Iraq, suýt nữa lạc qua Afghanistan lửa đạn,... đó là những trải nghiệm nhớ đời của chàng trai 23 tuổi - Nguyễn Vinh.
Đi du lịch trước đã, nhà cửa - xe cộ có thể mua sau!
Đó là quan điểm của chàng trai sinh năm 1993 bởi theo Vinh, sức khỏe và tuổi trẻ chính là hai điều quan trọng giúp cậu thực hiện những cuộc phưu lưu mạo hiểm.
Giấc mơ thực hiện một chuyến đi dài được Vinh ấp ủ từ thời gian học Đại học ở Mỹ. Nhưng vì những biến cố về sức khỏe và không có kinh phí nên dự định đó đành gác lại. Sau khi ra trường, Vinh đọc được một trang sách viết về cung đường bộ xuyên Á - Âu ở thập niên 70, nó đã thôi thúc Vinh gấp rút thực hiện một chuyến đi đáng nhớ trong đời.
Dự định đi vòng quanh nhiều nước là dự định từ lâu của Vinh nhưng để chuẩn bị cho một hành trình hoàn hảo, kỹ lưỡng thì không hề dễ dàng. Chàng trai 23 tuổi đã thức trắng đêm tìm hiểu các địa điểm, xin thủ tục visa hay liên hệ với những người bản xứ qua mạng lưới Couchsurfing - Facebook. Sau 5 tháng Vinh vác hai chiếc ba lô lên đường bay sang Pháp. Tại đây, Vinh thực hiện hành trình xuyên bộ đi qua các nước châu Âu – Iran - Ấn Độ - Nepal -Trung Quốc - Thái Lan – Lào và điểm cuối cùng cũng là điểm Vinh ăn tết chính là gia đình của anh tại Việt Nam.
Hành trình của Vinh được thực hiện bằng việc đi bộ, trong suốt quá trình đó cậu bị gián đoạn khi đến Iran do nước này rất nghiêm ngặt trong các vấn đề an ninh hay xin thủ tục visa. Hơn nữa khi sang Afghanistan chi phí ở đây rất đắt đỏ chưa kể sự nguy hiểm luôn rình rập. Vì thế, đây là chặng duy nhất Vinh phải di chuyển từ sân bay từ Iran sang Ấn Độ.
Tình người trên đất khách
Dọc hành trình đi, điều làm Vinh nể phục nhất không phải là những cảnh quan tươi đẹp, những hấp dẫn ở vùng đất mới mà là tình cảm thân thương của những người dân nơi bản xứ. Vinh nói mình thương đất nước Iran nhất vì nơi đây quý khách như vàng bạc - như món quà mà Thượng đế ban tặng. Đến Iran, chàng trai được người dân hết lòng giúp đỡ và mời thưởng thức nhiều món ngon của lạ mà anh chưa từng được thưởng thức trước đó. Vinh đùa rằng, muốn đến Iran bạn phải có một bao tử thật tốt để có thể chứa hết các món ăn hấp dẫn nơi đây.
Vinh cũng nhớ như đinh đóng cột câu chuyện mình được cưu mang tại tại Nga. “Lúc di chuyển bằng xe bus từ Mátxcơva đến thành phố khác thì bị từ chối lên xe buýt vì chưa in vé. Vinh đã suýt bị mời ra khỏi xe nhưng nhờ một vị khách châu Á giải thích và giúp đỡ mà cậu lại tiếp tục chặng đường của mình. Sau đó anh này đã hỏi Vinh có nơi ở chưa và ngỏ lời muốn Vinh dừng chân nghỉ ngơi tại nhà của mẹ mình.
Họ đã ngồi trò chuyện suốt đêm với Vinh và sáng hôm sau đôi vợ chồng đã mua cho Vinh 3 đôi tất chân vì nhìn thấy đôi hiện tại của anh đi đã bị rách. Ngày chia tay để tiếp tục lên đường, người vợ còn òn dúi vào tay Vinh một khoản tiền đi đường và giả vờ nói đây là truyền thống của họ để cậu bớt ngại ngần.
Trải qua nhiều biến cố nhưng may mắn lành lặn trở về
Vinh kể chuyến đi của mình gặp khá nhiều khó khăn nhưng may mắn vẫn lành lặn và an toàn để trở về. Anh kể khi đặt chân đến Afghanistan - gần tới cửa khẩu Iraq thì Vinh ngủ ngoài đường Kuwait, có đêm ngủ trong chùa thì bị suýt bị cảnh sát bắt chỉ vì muốn trải nghiệm cuộc sống của người vô gia cư.
Còn tại Nga, Vinh nói rằng mình đã có trải nghiệm kinh hoàng khi không mang hộ chiếu bên người khi đi dạo dọc đường. Dù đã giải thích hộ chiếu để để gần chỗ nghỉ nhưng cảnh sát nhất định không cho Vinh về lấy và yêu cầu về đồn làm việc. Còn trải nghiệm kinh hoàng ở Nga lại bắt đầu từ việc Vinh không mang hộ chiếu vì tình nghi có chứa bom. Vinh đã hợp tác và cuối cùng cũng được cảnh sát cho về chỗ nghỉ an toàn.
Vinh kể anh vẫn “ớn” nhất khi ngồi xe lửa giường nằm ở Ấn Độ. Dù đã cầm trong tay tấm vé và có biên lai nhưng Vinh vẫn bị nhóm người dành chỗ. Dù có giải thích, to tiếng họ vẫn tỏ ra như không nghe thấy gì. Đến khi người soát vé đến thì họ lại rời đi nhưng sau đó họ lại tập trung ngồi vào ghế của Vinh như không có chuyện gì xảy ra.
Chi phí đi tùy thuộc vào cách chi tiêu và nhu cầu hưởng thụ
Theo dõi hành trình của Vinh, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu chuyến đi của anh có hết quá nhiều tiền? Vinh thẳng thắn trả lời: “Số tiền cho chuyến đi không quan trọng đối với mình mà là mình học được gì ở mỗi nơi bản thân đặt chân đến. Mình chỉ nhớ ngày chi tiền nhiều nhất là 70 euro ở Thụy Sĩ và ngày chi ít nhất là 3 USD ở Varanasi - Ấn Độ. Số tiền tiêu dọc đường phụ thuộc vào mục đích bạn du lịch và nhu cầu hưởng thụ của bạn”.
Vinh cũng hài hước chia sẻ mình không thích ngủ khách sạn vì lạ quá, thơm mùi quý tộc quá không quen mình chưa quen mà chỉ thích ở nhà của dân để học hỏi, mở mang kiến thức. Vinh cũng tiết lộ thêm, ngày 8.2 tới Vinh tiếp tục vác ba lô đi du học Thạc sĩ ngành Công tác xã hội ở Úc và sẽ lên kế hoạch cho chuyến đi tiếp theo tại châu Phi.
Xem thêm: - Kinh nghiệm du lịch 10 ngày ở Trung Quốc của cô nàng 9X Việt
- Câu chuyện du lịch hấp dẫn
checkindanang.com tổng hợp
Chia sẻ