Sự phát triển của nền tảng công nghệ đã tác động tích cực đến lĩnh vực thương mại điện tử ở nước ta trong khoảng 5 năm trở lại đây. Theo một thống kê từ Google, cứ mỗi 3 người Việt thì có ít nhất 1 người sở hữu một chiếc điện thoại thông minh. Ngoài ra, tốc độ phổ cập Internet ở nước ta hàng năm dao động ở mức 44%, tăng mạnh từ con số 12% của hơn một thập kỷ trước. Những con số này nói lên tiềm năng to lớn của thương mại điện tử.
Đặc biệt với lĩnh vực du lịch, cho dù có rất nhiều ông lớn đã chiếm thị phần lớn trên thị trường như Booking, Agoda, Expedia…, song nhiều start-up mới nổi vẫn không ngần ngại chen chân vào miếng bánh đầy hấp dẫn này. Tất cả tạo nên một bức tranh đa màu sắc về thị trường đặt phòng khách sạn trực tuyến. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng checkindanang.com điểm danh 6 xu hướng đặt phòng đáng chú ý nhất trong năm nay nhé.
Đặc biệt với lĩnh vực du lịch, cho dù có rất nhiều ông lớn đã chiếm thị phần lớn trên thị trường như Booking, Agoda, Expedia…, song nhiều start-up mới nổi vẫn không ngần ngại chen chân vào miếng bánh đầy hấp dẫn này. Tất cả tạo nên một bức tranh đa màu sắc về thị trường đặt phòng khách sạn trực tuyến. Trong khuôn khổ bài viết này, hãy cùng checkindanang.com điểm danh 6 xu hướng đặt phòng đáng chú ý nhất trong năm nay nhé.
1. Xu hướng đa kênh
Môi trường kinh doanh trực tuyến vô cùng đa dạng. Các mạng đặt phòng lớn hiện nay nắm bắt được xu thế này nên đã đẩy mạnh tất cả các kênh để tiếp cận khách hàng. Hai kênh phổ biến nhất hiện nay là wap/app. Wap là giao diện tối ưu để truy cập các trang đặt phòng online, và giao diện wap tương đối dễ thực hiện với các start-up vừa và nhỏ. Trong khi đó, app (chỉ các ứng dụng dành riêng cho các dòng smartphone) lại là sân chơi của những ông lớn có nền tảng công nghệ cao. Lý do là bởi việc phát triển một app tốn chi phí cao, đòi hỏi nhân lực chuyên nghiệp. Ở thời điểm hiện tại có hai nền tảng app dẫn đầu thị trường đặt phòng khách sạn là Android và IOS. Song song với đó là các nền tàng ít nổi hơn như Windows Phone, Firefox OS, blackberry OS…
2. Đấu giá phòng
Một thị trường ngách mà nhiều trang đặt phòng đang chiếm lĩnh, đó là phân khúc phòng giá rẻ thông qua hình thức đấu giá. Có lẽ những người từng thực hiện giao dịch trực tuyến đều biết đến eBay, trang web đấu giá trực tuyến hàng đầu thế giới. Hình thức tương tự đang được nhiều hệ thống kinh doanh triển khai sang việc đặt nơi lưu trú online. Có thể liệt kê vài cái tên: RoomAuction.com, Onlybidding.com hay Sky Auction.
Những trang mạng này thường cho phép người dùng vào trả giá kín hoặc công khai cho những phòng khách sạn được đăng lên. Thời gian trả giá có thể dao động từ 24-48 tiếng đồng hồ. Các khách sạn được chủ động lựa chọn thời điểm đấu giá, mức giá họ chấp nhận được cho phòng lưu trú. Đây cũng là một kênh OTA (Online Travel Agency – Đại lý du lịch trực tuyến) hiệu quả cho các khách sạn khi mùa du lịch đã vãn khách, hoặc khi họ muốn phủ kín số phòng trong thời gian ngắn.
Điểm tích cực với khách hàng là họ chắc chắn tiết kiệm được từ 5-15% chi phí đặt phòng so với phương thức truyền thống. Song, điểm hạn chế là các trang đặt phòng này không có nhiều khách sạn so với các trang mạng truyền thống.
3. Đặt phòng hộ người dùng
Câu hỏi thường trực với mỗi khách hàng sau khi nhấn nút thanh toán khi đặt phòng khách sạn online là: “Liệu mình đã đặt phòng với mức giá phải chăng nhất chưa nhỉ?”. Theo sau câu hỏi đó là hàng loạt thao tác search google, hỏi han người quen trước khi… cancel booking và đặt lại phòng.
Nắm bắt tâm lý phổ biến này, nhiều trang mạng đặt phòng đã nhận làm thay người dùng phần việc còn lại. Cụ thể là bạn chỉ cần cung cấp mã đặt phòng ở bất kỳ đâu trên thế giới (với điều kiện được hoàn/hủy miễn phí), sau đó trang mạng sẽ trực tiếp khảo sát giá dựa trên nhu cầu, mức chi phí của bạn và đặt lại phòng khác chất lượng tương đương nhưng với giá phải chăng hơn.
Một vài cái tên gia nhập xu thế này là Dreamcheaper, Tripbam,Yapta.
Nắm bắt tâm lý phổ biến này, nhiều trang mạng đặt phòng đã nhận làm thay người dùng phần việc còn lại. Cụ thể là bạn chỉ cần cung cấp mã đặt phòng ở bất kỳ đâu trên thế giới (với điều kiện được hoàn/hủy miễn phí), sau đó trang mạng sẽ trực tiếp khảo sát giá dựa trên nhu cầu, mức chi phí của bạn và đặt lại phòng khác chất lượng tương đương nhưng với giá phải chăng hơn.
Một vài cái tên gia nhập xu thế này là Dreamcheaper, Tripbam,Yapta.
4. Tạo hành trình du lịch trọn gói
Tripcreator, Hello Gbye hay Inspirock là một số trang mạng cho phép người dùng chủ động tạo lịch trình du lịch theo mong muốn. Khi truy cập vào website này, bạn có thể lựa chọn điểm đến, số người, mức chi phí, loại hình du lịch mong muốn (đi theo cặp đôi, gia đình, nhóm bạn, khám phá thiên nhiên, phiêu lưu…), sau 1-2 phút truy vấn dữ liệu, họ sẽ cung cấp cho bạn danh sách các điểm đến thú vị kèm theo chi phí cụ thể, chẳng hạn như loại phương tiện di chuyển, bảo tàng, sở thú, rạp hát, và tất nhiên, khách sạn.
Đây là một loại hình đặt phòng tân tiến và hoàn toàn mới ở các nước phương Tây. Nét thú vị ở hình thức này là bạn dường như được quyết định hoàn toàn cho chuyến đi của mình mà không phải đặt tour du lịch. Song thực tế, mọi chi phí đã được trang mạng tính toán cả với các đối tác trước khi gửi tới khách hàng. Mọi điểm đến, khách sạn hay xe du lịch đều có hợp đồng chi tiết với Tripcreator trước khi công khai trên website.
5. Đa dạng hóa tiện ích người dùng.
Một trong những điều mà người dùng quan tâm nhất khi đặt phòng trực tuyến đó là các dịch vụ đi kèm mà họ nhận được. Cuộc cạnh tranh về giá đã trở nên ngày càng gay gắt trong những năm gần đây. Theo số liệu từ H.A.C (Hotel Association of Canada – Hiệp hội khách sạn Canada), các OTA đã đẩy mức hoa hồng xuống thấp nhất có thể, dao động từ 15-20%. Trong bối cảnh số lượng phòng, chất lượng phòng khách sạn là như nhau, chính các phương thức khuyến mãi, dịch vụ đi kèm của những trang mạng mới tạo ra sự khác biệt. Hình thức khuyến mãi mà các OTA đưa ra cũng muôn hình vạn trạng, nhưng phần lớn là manh mún và không hướng tới lợi ích lâu dài của khách hàng.
Song, cũng có những trang mạng đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu. Ở thị trường Việt Nam có thể kể ra cái tên checkindanang.com. Trong thời gian tới, checkindanang.com sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng đặt phòng trực tuyến, qua đó hướng tới những lợi ích trực tiếp của khách du lịch.
Song, cũng có những trang mạng đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu. Ở thị trường Việt Nam có thể kể ra cái tên checkindanang.com. Trong thời gian tới, checkindanang.com sẽ tiếp tục đẩy mạnh các dịch vụ ưu đãi cho khách hàng đặt phòng trực tuyến, qua đó hướng tới những lợi ích trực tiếp của khách du lịch.
Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cùng với xu hướng toàn cầu hóa khiến dịch vụ đặt phòng khách sạn, lưu trú trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để tìm một trang mạng uy tín cho chuyến du lịch của mình.
Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng
Chia sẻ